KALI PEMANGANAT – Thuốc tím

Đã đăng vào Posted in Hóa chất tinh khiết

Thuốc tím có công thức hoá học KMnO4 còn gọi là Kali pemanganat hay Potassium permanganate dạng bột, màu tím là chất oxi hóa mạnh, sẽ bốc cháy hoặc phát nổ nếu kết hợp với chất hữu cơ khác. Bị phân huỷ ở nhiệt độ trên 200oC, 100 g nước hoà tan được 6,4 g KMnO4, dung dịch có màu tím đậm, dung dịch loãng có màu tím đỏ.

Thuốc tím KMnO4 – Kali pemanganat – Potassium permanganate được sử dụng chủ yếu như một loại hóa chất nuôi trồng thủy sản, hòa tan trước vào nước rồi mới tát đều vào ao.

Liều lượng thuốc tím sử dụng phụ thuộc vào lượng vật chất hữu cơ trong môi trường nước. Vì vậy, việc ước lượng hàm lượng thuốc tím sử dụng là cực kỳ quan trọng. Nếu không, lượng thuốc tím sẽ phản ứng với vật chất hữu cơ, trở nên trung tính và không đủ hàm lượng để tiêu diệt mầm bệnh.

Có thể dùng xử lý nước để sát khuẩn, loại bỏ một số chất vô cơ, giải hàm lượng độc tố có trong nước dùng trong nông nghiệp.

Trong ngành hoá chất dệt nhuộm phổ biến để tẩy màu vải dệt. Ngoài ra, còn là một loại trong ngành hoá chất công nghiệp dùng nhiều trong y học và đời sống dung dịch KMnO4 loãng được dùng để sát khuẩn, tẩy uế, rửa các vết thương, rửa các loại rau (tuy không huỷ diệt được nhiều loại trứng giun), khử màu tinh bột, chất béo, chất hấp thụ khí gas.

Trong hoá phân tích, dùng định lượng nhiều chất. Chất oxi hóa của đường saccharin, vitamin C, dùng làm chất oxi hoá trong hoá học hữu cơ và hóa học vô cơ. Ứng dụng trong ngành cơ khí luyện kim và môi trường…

Thuốc tím KMnO4 – Kali pemanganat – Potassium permanganate có chứa độc tính, nên khi sử dụng cần lưu ý đúng liều lượng cho phép để đảm bảo phát huy tối đa tác dụng, an toàn cho sức khoẻ và môi trường.

Trong trường hợp khử mùi và vị nước thì nên dùng tối đa 20 mg/L. Để diệt khuẩn nên dùng ở liều lượng 2-4 mg/L. Liều diệt khuẩn phải dựa vào mức độ chất hữu cơ trong nước.

Cần tính toán lượng nước trong ao để tránh lãng phí cũng như là đủ liều lượng tiêu diệt mầm bệnh. Thuốc tím có thể diệt tảo trong ao, thiếu oxy có thể diễn ra, thường tăng cường quạt nước sau xử lý. Quá trình xử lý có thể ảnh hưởng đến tôm cá, vì vậy khoảng cách giữa 2 lần xử lý ít nhất là 4 ngày, theo dõi quan sát sức khỏe tôm cá sau khi xử lý.

Lưu trữ, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt và hơi nóng.

Cùng chuyên mục

Trả lời